Sách thư pháp KINH PHỔ MÔN


Kinh Phổ Môn có tên đầy đủ là Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, kinh này thuộc phẩm 25 cùng tên trong 28 phẩm của kinh Diệu Pháp Liên Hoa, là bộ kinh lớn của Phật giáo đại thừa.


Hết hàng

Nhân duyên tôi viết kinh Phổ Môn đến sau những tháng ngày hành trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Trí Hạ Tịnh, nguyên đệ nhất Phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật Hội Đồng Chứng Minh, Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Viện chủ Chùa Vạn Đức, Vạn Linh.

Tri ân bậc Tòng Lâm Thạch Trụ đã biên soạn, dịch kinh Diệu Pháp Liên Hoa, cùng nhiều bộ kinh lớn khác, làm cho Phật Pháp hưng thịnh, chánh pháp được lưu truyền cho hậu thế, chuyển bánh xe pháp rộng độ chúng sanh đồng về bến giác.

Tri ân TT.Thích Hoằng Tri, trụ trì chùa Vạn Đức đã hướng dẫn những thiện nam, tín nữ, những cận sự nam, cận sự nữ như Phật tử có nơi nương tựa về Pháp bảo, để được tắm trong ánh sáng đạo mầu của chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng.

Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng

Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền.

Với lời tri ân trên, nên Phật tử ngày đêm không quản nhọc mệt, quán tưởng, cảm đức Từ Bi của đức Bồ Tát Quán Thế Âm, của chư Hiền Tăng mà biên soạn, chép Kinh Phổ Môn này.

Kinh Phổ Môn có tên đầy đủ là Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, kinh này thuộc phẩm 25 cùng tên trong 28 phẩm của kinh Diệu Pháp Liên Hoa, là bộ kinh lớn của Phật giáo đại thừa.

Kinh Phổ Môn được Phật tử tôn quý và chăm chút từ tháng 03 năm 2019, đến tháng 10 năm 2019 thì hoàn thành với nhiều công đoạn chọn giấy, chọn khổ, phân trang, bố trí, bắt tay vào viết, sau đó hoàn thiện làm bo lụa, chụp in và đóng khung để bảo vệ kinh. Nhiều công đoạn nhưng vì sự trân quý, trân trọng với Kinh Phổ Môn nên làm hết tấm lòng phụng sự Tam Bảo.

Xin được chân thành cám ơn sư huynh La Hán Vinh đã không quản nhọc mệt ép lụa, vẽ các hình sen đẹp trong kinh, làm cho kinh được thêm phần Trang Nghiêm, Tinh Khiết, bừng nở đóa liên hoa.

Xin được chân thành cám ơn Phật tử Nam Hạ, hành giả Vòng Trạch Hưng đã góp sức cùng tôi hoàn thành bộ kinh này. Như trong lời kinh đã ghi:

Thân Phật thanh tịnh tợ lưu ly

Trí Phật sáng ngời như trăng sáng

Phật ở thế gian thường cứu khổ

Tâm Phật không đâu không Từ Bi

Bồ Tát Quán Thế Âm vẫn còn đó để lắng nghe tiếng lòng của chúng sanh, để ban nước cam lồ Từ Bi từ thanh tịnh bình, thùy dương liễu, rưới khắp làm cho tâm chúng sanh được mát mẻ, được đượm nhuần mưa pháp.

Xin phép được trích lời Tỳ kheo Na Tiên trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp: “Cái trống còn đó, pháp bảo vẫn còn đó, nếu có người đánh trống thì âm thanh pháp bảo sẽ vang lên như thường”.  

Nay với việc viết kinh Phổ Môn, với mong muốn được góp sức nhỏ để tiếng trống pháp bảo được vang lên, vang mãi, vang xa, để giáo nghĩa lưu thông, pháp bảo được lưu truyền.

Suy nghiệm viết lời thưa từ Thủ Đức

Tháng 10 năm 2019 âm lịch, Phật lịch năm 2563.

 

,

 

,

 

,

 

,

 

,

 

,

 

,

 

,

 

,

 

,

 

,

 

,

 

,

 

,

 

,

 

Sản phẩm liên quan

Sách thư pháp KINH PHÁP CÚ

Kinh này bao gồm 423 bài kệ, 26 phẩm, tóm thâu tinh hoa giáo lý đức PHẬT, nhiều bài kệ đã trở thành những lời dạy chính đức PHẬT thân thuyết, và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm thân nghe chính lời PHẬT dạy từ hơn 2.500 năm vang lại.. 

Sách thư pháp Kinh Kim Cang

KINH KIM CANG Hình thức thể hiện bằng chữ thư pháp đẹp Khổ: A5, 148x210 mm Số trang: 64 trang
Thư pháp lá bồ đề UỐNG TRÀ ĐI 30x30 cm Giảm 45.000đ

Thư pháp lá bồ đề UỐNG TRÀ ĐI 30x30 cm

405.000đ 450.000đ -10%

UỐNG TRÀ ĐI Kích thước khung 30x30 cm lọt lòng, 35x 35 cm phủ bì. Khung nhựa Hàn Quốc, mặt kính.  Thư pháp lá bồ đề là dòng sản phẩm kết hợp giữa thư pháp và lá bồ đề. Mỗi sản phẩm là một nội dung với dáng lá khác nhau, tạo nét mềm mại. Lá bồ đề là biểu tượng PHẬT giáo, lá bồ đề mang đậm văn hóa truyền thống Phật.Bồ Đề là loại cây biểu tượng cho may mắn và mọi sự tốt lành.
Đã thêm vào giỏ hàng